Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ giúp cho sinh hoạt của bạn được tiện lợi hơn. Mặc dù vậy, đi cùng đó là một số những ý kiến không ủng hộ khiến chúng ta cân nhắc. Vậy tại sao phải bố trí một nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Hãy cùng Central Real tìm hiểu giữa các mặt lợi và hại chọn chọn kiểu thiết kế này nhé!
Có nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Ưu điểm
Với những căn hộ có diện tích nhỏ không thể xây công trình WC riêng biệt. Thì chọn cách bố trí trong một góc nhỏ phòng ngủ là hợp lý
Thiết kế này mang đến sự thuận tiện cho bạn khi sử dụng hàng ngày. Ta có thể áp dụng dù cho nhà bạn là nhà cấp 4 hay biệt thự cao cấp rộng rãi.
Thiết kế này mang đến sự thuận tiện cho bạn khi sử dụng hàng ngày
Việc tích hợp toilet với phòng ngủ được xem là giải pháp tiết kiệm hơn cho bạn trong quá trình thi công.
Nhược điểm
Nhà vệ sinh – nơi chứa chất thải, đôi khi không được sạch sẽ. Trái ngược, phòng ngủ đòi hỏi có không gian trong sạch, thoáng mát nhiều sinh khí. Sự đối lập này là băn khoăn của không ít gia đình.
Nếu nhà vệ sinh không được giữ sạch sẽ có hiện tượng bốc mùi khó chịu, ô nhiễm không gian phòng ngủ.
Thiết kế WC có nguy cơ làm tăng chập cháy điện vì nước sinh hoạt làm nền nhà bị ẩm ướt.
Đó là những lý do khiến gia chủ phải tìm cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ được hợp lý để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa cho căn phòng hay các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh môi trường sống.
Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ sao cho hợp phong thủy
Không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt việc thiết kế này còn có ảnh hưởng quan trọng đến phong thủy của ngôi nhà. Khi thi công xây dựng, gia chủ cần lưu ý một số tiêu chí sau để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài vượng của gia đình.
1.Tránh đặt nhà vệ sinh khoảng không trung tâm nhà
Khoảng không trung tâm ngôi nhà được coi là nơi tích tụ năng lượng, hay còn là “trái tim” của ngôi nhà. Lắp đặt nhà vệ sinh ở đây khiến những uế khí ảnh hưởng đến dương khí, từ đó cản trở vận khí của cả gia đình. Mặt khác, khí thải và mùi từ nhà vệ sinh sẽ dễ lan rộng gây khó chịu, sức khỏe và sinh hoạt của gia đình không được đảm bảo. Điều này còn gây mất thẩm mỹ, ngôi nhà mất đi sự thanh lịch, trang trọng.
2.Tránh các hướng Đông Bắc, Nam hoặc Tây Nam khi xây nhà vệ sinh
Xét về phong thủy, những phương thuộc “đại hung cát”, đây là hướng xấu dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, may mắn. Những phương như Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc được xếp vào diện đại kỵ nên tuyệt đối tránh, đảm bảo may mắn, tài vận cho gia đình. Hậu quả nếu đặt nhà vệ sinh theo các hướng này sẽ làm tình cảm vợ chồng rạn nứt, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm và ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.
Thay vào đó bạn nên xây nhà vệ sinh theo các hướng Đông hoặc Đông Nam. Sẽ đem lại bình yên trong gia chủ, vương khí của gia đình được tốt nhất
3. Cửa nhà vệ sinh không đối diện cửa phòng, giường ngủ, cửa ra vào.
Nhà vệ sinh là nơi thường ẩm thấp, ô nhiễm tập hợp những uế khí. Việc cửa nhà vệ sinh đối diện cửa phòng sẽ gây cản trở vượng khí, mang lại xui xẻo cho gia chủ. Ngoài ra, việc để cửa nhà sinh quay thẳng ra cửa vào hoặc giường ngủ gây cảm giác khó chịu. Và bầu không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung trong gia đình.
Cửa nhà vệ sinh không đối diện cửa phòng, giường ngủ, cửa ra vào
Một số lưu ý khác như
1. Bồn cầu có độ dốc phù hợp với miệng hướng thoát nước
Theo tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt, bồn cầu cần được đặt dốc vừa phải so với phần hướng thoát nước, hạn chế tình trạng tắc nghẽn. Và nếu đặt ống thoát ngang chất thải sẽ khó thoát hết, tắc nghẹt, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
2. Hướng bồn cầu không phạm kiêng kỵ phong thủy
Khi bố trí lắp đặt bồn cầu nhà vệ sinh trong phòng ngủ cần đặc biệt chú ý những điều sau
Không đặt hướng bồn cầu chung với hướng cửa nhà
Không để bồn cầu trực xung với giường ngủ và bếp ăn
Không để bồn cầu đối diện với gương, nên đặt ở vị trí khuất mắt, kín đáo trong toilet.
3. Đảm bảo mặt nền nhà vệ sinh sạch sẽ, an toàn
Việc nhà vệ sinh không được cọ rửa thường xuyên sẽ dễ tích tụ vi khuẩn, gây ô nhiễm, bệnh tật, … Lưu ý, không nên để nhà vệ sinh đọng nước, chất bẩn tạo điều kiện cho muỗi, gián, nhện… sinh sống. Hậu quả ảnh hưởng tới không gian sống, sức khỏe của gia đình. Không những vậy, bạn nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ ở những nơi đón ánh sáng, không khí được lưu thông. Trường hợp phòng kín, bạn có thể lắp đặt quạt thông gió.
4. Không gộp chung nhà vệ sinh, lavabo rửa mặt, phòng tắm
Nhằm tiết kiệm không gian, rất nhiều gia đình xây dựng gộp chung nhà vệ sinh và phòng tắm. Tuy nhiên, lắp đặt chung sẽ khiến khiến chất lượng vệ sinh bị ảnh hưởng và bất tiện khi cùng sử dụng.
Thiết kế ngăn mặt kính giúp sinh hoạt được thuận tiện hơn
Phương pháp thay thế, bạn có thể dùng rèm che, vách kính ngăn đôi nếu không có nhiều không gian. Hoặc chia đôi phòng riêng biệt để chất lượng nhà vệ sinh và tính thuận tiện luôn được đảm bảo.
Gợi ý một số mẫu phòng ngủ có nhà vệ sinh được yêu thích
Tính tiện nghi là ưu điểm của phòng ngủ có nhà vệ sinh. Để có một không gian đẹp mắt lý tưởng, hợp phong thủy cần sự bố trí tinh tế, ngăn nắp nhằm tận dụng không gian sao cho phù hợp, hài hoà với công năng sinh hoạt, thư giãn, tiện ích nhất cho gia đình.
Giải pháp thiết kế phòng ngủ có toilet đang được ưa chuộng thi công hiện nay.
Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ khoa học, tiết kiệm diện tích
Lời kết! Thông qua bài viết này bạn đọc có hiểu rõ hơn, nắm được một số thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ đẹp, sáng tạo. Từ đó lựa chọn được thiết kế phù hợp với không gian gia đình. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
Xin mời độc giả xem tin tức thị trường bất động sản mới nhất tại Centralreal.