Hiện nay quy hoạch đô thị là việc nằm trong sự kiểm soát của các cơ quan chức năng là tất yếu và điều cần thiết. Điều đó sẽ tạo ra môi trường cảnh quan đẹp, các công trình có quy mô, diện tích và mục đích xây dựng phù hợp với không gian chung của đô thị. Với mục đích quản lý kỹ hơn về việc xây dựng ở đô thị, loại chứng chỉ quy hoạch đã được ra đời. Vậy cụ thể khái niệm của nó là gì, các hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình bao gồm những gì. Hãy cùng Central Real tìm hiểu rõ hơn quan bài viết sau đây.
Chứng chỉ quy hoạch là gì?
Tổng quan chi tiết bản đồ quy hoạch huyện Hocmon – Hồ Chí Minh
Cụm từ “Chứng chỉ quy hoạch” được xem là một tài liệu được trao cho một nhà đầu tư đồng thời cho phép họ có quyền sử dụng và phát triển dự án tại một khu vực đất cụ thể. Ở một số quốc gia, thuật ngữ tương tự được gọi là “giấy phép quy hoạch”, và được áp dụng cho tất cả các khu đất ở trong một khu vực đã được chỉ định và nằm trong quy hoạch (có nghĩa ở toàn bộ tỉnh/ thành phố, một khu vực đô thị, ví dụ như một quận/huyện thuộc đô thị – tùy những trường hợp cụ thể).
Tại khoản 16 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định rõ: chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
Thực chất việc thực hiện các thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch là việc cung cấp thông tin về quy hoạch khi cá nhân tổ chức có yêu cầu.
Tìm hiểu nội dung cơ bản của chứng chỉ quy hoạch hiện nay
Với mỗi loại chứng chỉ dành cho quy hoạch sẽ có số liệu khác nhau nhưng quy lại phải có điểm chung nhất định. Phải thể hiện trên giấy tờ về các công trình trên phạm vi đô thị là điểm chung mà các chứng chỉ về quy hoạch cần có.
Thứ nhất: các thông tin xoay quanh đất đai
Đất đai hiện nay ngày càng khan hiếm, vì vậy đô thị cần phải được quy hoạch theo hệ thống nhất định, rõ ràng.
Nội dung chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về chức năng sử dụng đất, các ranh giới của lô đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, cốt xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao tối thiểu, chiều cao tối đa xây dựng công trình; các thông tin về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc,bảo vệ môi trường và các quy định khác.
Thứ hai: tổng hợp các thông tin về kiến trúc cũng và cơ sở hạ tầng.
Ngoài phần đất đai, một chứng chỉ quy hoạch cũng cần nêu rõ các thông tin chi tiết về kiến trúc của công trình sắp được thi công. Trong đó nêu rõ những cơ sở hạ tầng nào sẽ được xây dựng, loại kiến trúc được áp dụng là gì và các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường (chẳng hạn như nhà máy sản xuất sẽ có bộ phận xử lý nước thải,khói, bụi,…).Ngoài ra, các số liệu và cách thức vận hành phải đúng theo chứng chỉ dành cho quy hoạch đã được nhà nước cấp phép.
Thứ ba: thông tin chung đối với khu chưa có quy hoạch
Không phải phần đất nào cũng sẽ nằm trong bản quy hoạch chung của đô thị.Các trường hợp như đất chuyển đổi, một vài vị trí đất mới chưa có ở bất kỳ tầng quy hoạch nào, nhưng vẫn phải thể hiện rõ trong chứng chỉ. Cụ thể, nếu với mật độ 1/500 sẽ là ban quản lý đô thị cấp phép. Còn với tỉ lệ ở mức 1/ 2000 thì cơ quan chức năng cấp tỉnh (hội đồng kiến trúc) sẽ xem xét và phê chuẩn. Như vậy, đối với những khu đất chưa có quy hoạch, ngoài chứng chỉ quy hoạch sẽ có một loại giấy tờ khác có thể thay thế.
Chứng chỉ quy hoạch có vai trò gì?
Trong xã hội hiện nay, với mật độ phát triển dân số, nền kinh tế cũng kéo theo là sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Với thời đại công nghệ hoá – hiện đại hoá hiện nay, “Tấc đất tấc vàng” câu nói ông bà ta khi xưa lại càng đúng hơn. Do đó, việc mất kiểm soát trong xây dựng,đặc biệt là trong vùng đô thị sẽ tạo nên sự đảo lộn, xáo trộn giữa đất đai và kiến trúc.
- Về thẩm mỹ, cảnh quan: Trong vùng đô thị hoặc thành phố nào đó, việc quy hoạch sẽ kiểm soát theo cả chiều cao và chiều ngang. Từ đó đem đến sự cân bằng, thẩm mỹ cho mảnh đất đó tại địa phương.
- Về mục đích sử dụng đất:Chức năng sử dụng đất sẽ rối loạn khi khu đất đó bị quy hoạch sai. Xa hơn nữa, quy hoạch sai sẽ làm ảnh hưởng tới không gian và mảnh đất xung quanh.
- Kiến trúc xây dựng không được nhất quán: Nếu không có chứng chỉ quy hoạch, việc đề ra phương án kiến trúc của địa phương ở hiện tại và tương lai sẽ khó khăn.
Do đó vai trò của chứng chỉ quy hoạch sẽ là cơ sở để các cấp thẩm quyền có thể theo dõi, giám sát việc sử dụng đất có hiệu quả hay không. Hiện nay, chứng quy hoạch được đánh giá là công cụ tối ưu hàng đầu cho việc kiểm soát này.Từ đó, người cán bộ có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm tra tình hình quy hoạch đất trong đô thị. Đồng thời cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm quy hoạch có cơ sở thực hiện đúng theo quy định đề ra.
Địa phương sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển nếu quy hoạch đúng cách
Khi người đầu tư nộp hồ sơ, ban cấp chứng chỉ quy hoạch sẽ kiểm tra, xem xét thông tin dự án và tình hình thực tế. Từ đó đưa ra văn bản quyết định có cấp phép hay không, điều kiện của địa phương có phù hợp với dự án quy hoạch hay không hoặc tiêu chí pháp luật có được đảm bảo?
Bên cấp phép sẽ có quyền từ chối phê duyệt dự án quy hoạch nếu không phù hợp.Việc này sẽ tạo điều kiện để chính quyền kiểm soát tốt hơn việc thực thi các dự án đầu tư trong và ngoài nước theo đúng kế hoạch phát triển của từng địa bàn cụ thể.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi cấp chứng chỉ quy hoạch
Hồ sơ là một phần không thể thiếu trong cấp phép chứng chỉ quy hoạch. Nếu bạn muốn quá trình xét duyệt và thông qua thuận lợi hơn hãy chuẩn bị kỹ và đầy đủ giấy tờ. Mỗi loại giấy tờ dưới đây bạn cần chuẩn bị 02 bản vào bỏ vào 02 hồ sơ khác nhau.
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quy hoạch. Với tờ đơn này bạn có thể lấy trực tiếp tại ủy ban nhân dân địa phương hoặc in trực tiếp trên trang web của đơn vị cấp chứng chỉ.
Hồ sơ là một phần không thể thiếu trong cấp phép chứng chỉ quy hoạch
- Bran in sơ đồ của khu vực sẽ tiến hành quy hoạch theo đúng bản đồ hiện nay. Bản in này sẽ tuân thủ đúng các tỉ lệ sau: Bạn sẽ in theo tỉ lệ 1/5000 với diện tích đất quy hoạch nhỏ hơn 5 hecta. Bạn in theo tỉ lệ từ 1/ 1000 đến 1/2000 nếu diện tích đất quy hoạch lớn hơn 5 hecta. Bản in này sẽ do cơ quan thẩm quyền thực hiện việc đo đạc. Lưu ý thời gian bản in này tính đến thời điểm nộp hồ sơ phải dưới 1 năm.
- Cần chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ liên quan đến bên đầu tư (nếu địa phương có yêu cầu).
Quy trình cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch
Việc cấp Chứng chỉ tổ chức tư vấn quy hoạch, Viện QLXD luôn đề cao toàn bộ nội dung công việc cũng như quy trình thực hiện nhằm đem lại dịch vụ có chất lượng cao nhất. Dưới đây là các thông tin chi tiết.
Nội Dung Công Việc
Viện QLXD (Viện Quản Lý Xây Dựng) hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ tư vấn lập quy hoạch của tổ chức phù hợp với thứ hạng và phạm vi. Được hội đồng đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề tại Cục và Sở Xây Dựng chấp thuận. Viện QLXD có nhiệm vụ:
- Bước 1: Đánh giá thứ hạng và tính khả thi của hồ sơ năng lực.
- Bước 2: Hướng dẫn khách hàng thủ tục xin chứng chỉ, kê khai hồ sơ theo đúng quy định.
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, chỉnh sửa hoàn thiện, nộp và lấy giấy hẹn cấp chứng chỉ.
- Bước 4: Làm trung gian, cập nhật thông tin. Thay mặt khách hàng liên hệ, làm việc với cơ quan cấp chứng chỉ.
- Bước 5: Khi có kết quả, Viện chúng tôi nhận chứng chỉ sau đó bàn giao cho khách hàng sớm nhất.
Quy Trình Thực Hiện
- Công ty/tổ chức có nhu cầu vui lòng liên hệ để được báo giá.
- Hai bên trao đổi thống nhất ký kết hợp đồng.
- Viện QLXD bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng như quy định trong hợp đồng
Lời kết! Thông qua bài viết này quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về chứng chỉ quy hoạch. Giúp bạn có thêm kiến thức về loại chứng chỉ, từ đó áp dụng vào thực tế nhu cầu cuộc sống. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại:https://centralreal.vn/