Central Real

Mẫu hợp đồng mượn nhà chi tiết nhất 2021

31/07/2021 11:02 Sáng

Cho người khác thuê hay mượn nhà để kinh doanh hoặc để ở cũng cần phải có những thỏa thuận và điều kiện cụ thể. Lúc này, cả chủ nhà cho thuê và người được mượn, thuê nhà cần dùng đến mẫu hợp đồng mượn nhà.

Sau đây Central Real xin chia sẻ mẫu hợp đồng mượn nhà chuẩn mới nhất năm 2021 và hướng dẫn cụ chi tiết thể để có thể hoàn thiện mẫu hợp đồng.

Hợp đồng mượn nhà là gì?

Theo quy định hiệu chỉnh tại Điều 494 BLDS 2015, Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận, thương thảo giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao tài sản BĐS, nhà ở cho bên mượn để sử dụng trong một thời gian mà không phải trả tiền. Hết thời gian mượn hoặc mục đích nhu cầu mượn đã đạt được, bên mượn sẽ phải trả lại tài sản đó.

Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận, thương thảo giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao tài sản BĐS, nhà ở

Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận, thương thảo giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao tài sản BĐS, nhà ở

Như vậy, hợp đồng mượn nhà sẽ khác hoàn toàn với những loại hợp đồng phát sinh lợi ích khác là HĐ này không phát sinh lợi ích,lợi nhuận vật chất giữa các bên với nhau.

Đối tượng của Hợp đồng

Đối với hợp đồng mượn nhà, đối tượng của HĐ vẫn giống như các loại HĐ về nhà ở khác. Theo đó, đây phải là ngôi nhà chưa thực hiện kinh doanh sử dụng hoặc chưa được sử dụng vào mục đích: thế chấp, tặng cho, mua bán, cho thuê.

Đặc biệt, theo 118 LNO 2014, cho mượn nhà nằm trong các trường hợp không cần có Văn bản hay Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các quyền và lợi ích hợp pháp, nên có đầy đủ giấy tờ.

Ngoài ra, còn cần phải mô tả cụ thể chi tiết thông tin về nhà đất trong Hợp đồng như: hiện trạng thực tế của căn nhà, số tầng, địa chỉ, diện tích.

Hình thức của Hợp đồng

Cũng giống các loại HĐ về nhà ở khác, HĐ cho mượn nhà phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 121 LNO 2014. Cụ thể bắt buộc phải có đầy đủ các thông tin sau đây:

– Họ và tên đầy đủ của cá nhân, tổ chức và địa chỉ của các bên;

– Mô tả cụ thể và chi tiết đặc điểm của nhà ở giao dịch, của thửa đất ở gắn với nhà ở đó

– Thời gian cho mượn;

– Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên;

– Cam kết giữa các bên;

– Các thỏa thuận, điều kiện khác (nếu có)

– Thời điểm có hiệu lực của HĐ;

– Ngày, tháng, năm ký kết HĐ;

– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên.

Ngoài ra, hợp đồng cho mượn theo quy định chỉ rõ tại Điều 122 LNO 2014 thì không bắt buộc phải chứng thực và công chứng trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, không nhất thiết phải chứng thực và công chứng nhưng bắt buộc phải lập thành văn bản.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp nhà ở, căn hộ có giá trị lớn thì nên chứng thực và công chứng để đảm bảo lợi ích và quyền của các bên.

Các khoảng thời gian trong hợp đồng

Trong bất kỳ HĐ nào, các khoảng thời gian luôn phải được ghi rõ ràng và ưu tiên tránh xảy ra sự cố nhầm lẫn. Trong hợp đồng mượn nhà cũng như vậy. Về các khoảng thời gian thì nên ghi rõ bằng chữ hoặc bằng số, ghi rõ đơn vị thời gian là năm, tháng hay ngày.

Các khoảng thời gian cần lưu ý đó là:

– Thời gian để cho mượn: Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng khi mượn nhà mà thời gian cho mượn sẽ khác nhau phụ thuộc và các bên thỏa thuận với nhau. Cần đặc biệt chú ý đến mốc thời gian cho mượn và thời gian chấm dứt việc cho mượn để tránh các mâu thuẫn và tranh chấp có thể xảy ra sau này.

– Thời gian bàn giao nhà khi cho mượn: Nên quy định thời gian bàn giao nhà  hay căn hộ và thời gian nhận nhà hoặc căn hộ sau khi hết HĐ. Có thể là ngay sau khi ký HĐ và ngay sau khi hết hạn HĐ.

– Thời gian báo trước, thông báo trước khi muốn chấm dứt HĐ trước hạn. Trong HĐ cho mượn nên quy định cụ thể và rõ ràng thời gian muốn chấm dứt HĐ trước hạn để các bên có thời gian chuẩn bị kỹ càng cho việc bàn giao nhà…

– Khi muốn gia hạn và bổ sung thời gian mượn cũng cần phải báo trước….

ghi rõ mục đích và nhu cầu cho mượn nhà

Ghi rõ mục đích và nhu cầu cho mượn nhà

Mục đích cho mượn nhà

Bởi mượn nhà không nảy sinh hay phát sinh việc thanh toán tiền, do vậy, nên ghi rõ mục đích và nhu cầu cho mượn nhà. Trong mục này, cần nêu rõ mục đích và nhu cầu để tránh trường hợp mượn nhà để sử dụng vào mục đích sai phạm và trái pháp luật.

Ngoài ra, nêu rõ mục đích nhu cầu cho mượn nhà có thể ngăn được những trường hợp phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp khi hết thời hạn cho mượn, khi thực hiện xong mục đích và nhu cầu mượn nhà mà không trả lại nhà.

Thay đổi, chấm dứt hợp đồng mượn nhà

Trong một HĐg, quy định về thay đổi, chấm dứt hợp đồng mượn nhà là quy định được coi là quan trọng không kém. Theo quy định tại Điều 154 LNO 2014, các trường hợp chấm dứt hợp đồng mượn nhà bao gồm:

– Hết thời hạn cho mượn.

– Nhà ở cho mượn hiện không còn.

– Bên mượn chết, mất hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

– Nhà ở cho mượn có nguy cơ sập đổ, vỡ nát hoặc thuộc diện đã có quyết định phá dỡ và giải toả hoặc thu hồi đất của cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền.

– Theo thoả thuận, thương thảo của các bên

Vì vậy, phải ghi rõ thời hạn, lý do chấm dứt HĐ để tránh các phát sinh tranh chấp xảy ra.

>> Xem thêm mẫu hợp đồng mượn căn hộ chung cư

Mẫu hợp đồng mượn nhà chi tiết nhất

——————————————————–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ

Hôm nay, ngày…..tháng..…năm 201X, tại địa chỉ…………………………………..

Chúng tôi gồm :

  1. BÊN CHO MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ……………….cấp ngày …………………..tại …………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………………..     

  1. BÊN MƯỢN NHÀ(sau đây gọi là Bên B):

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ……………….cấp ngày …………………..tại …………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………………..             

Hai bên thảo thuận lập và ký hợp đồng này để thực hiện việc mượn nhà đối với các điều khoản như sau :

ĐIỀU 1: ĐỊA ĐIỂM VÀ DIỆN TÍCH NHÀ CHO MƯỢN

1.1.  Bên A đồng ý cho Bên B mượn toàn bộ diện tích nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên A tại địa chỉ:

Nhà có đặc điểm sau:

Diện tích:

Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số ……….. do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày ….tháng….năm……

1.2.  Bên B đồng ý mượn của Bên A toàn bộ quyền sử dụng nhà theo mô tả nói trên.

ĐIỀU 2: MỤC ĐÍCH MƯỢN

Mục đích sử dụng nhà mượn:

–       Đăng ký kinh doanh, đặt trụ sở giao dịch, văn phòng làm việc của Bên B; Tổ chức hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của Bên B và theo quy định của pháp luật.

–       Không được dung nhà để kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, kinh doanh nhà hang, kinh doanh karaoke, massage và những hoạt động mà pháp luật không cho phép.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN CHO MƯỢN

Thời hạn cho mượn nhà và quyền sử dụng đất nói trên là ….năm, bắt đầu từ ngày….tháng….năm……

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊNA

  1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

–       Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;

–       Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản (nếu có thỏa thuận);

–       Bồi thường thiệt hại cho Bên B, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho Bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà Bên B biết hoặc phải biết.

  1. Bên A có các quyền sau đây:

–       Đòi lại tài sản ngay sau khi hết thời hạn cho mượn, nếu Bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn, thì được đòi lại tài sản đó mặc dù Bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là………………………………..……

–       Đòi lại tài sản khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của Bên A;

–       Đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản do Bên B gây ra.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

  1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

–       Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

–       Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của Bên A;

–       Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn;

–       Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

  1. Bên B có các quyền sau đây:

–       Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận;

–       Yêu cầu bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, (nếu có thỏa thuận).

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này.

6.2. Khi có tranh chấp lien quan đến hợp đồng này trước tiên hai Bên cùng nhau thương lượng để giải quyết, trong trường hợp không thể thương lượng được sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

6.3. Hai bên đã đọc lại, hoàn toàn nhất trí với những nội dung của hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm chứng.

           Bên cho mượn nhà A                                                  Bên mượn nhà B

         (ký và ghi rõ họ tên)                                                     (ký và ghi rõ họ tên)

Lời kết! Thông qua bài viết này bạn đọc có hiểu rõ hơn, nắm được rõ hơn về hợp đồng mượn nhà. Từ đó có thể tự tin trong quá trình giao dịch, thuê hoặc mượn BĐS để tránh việc bị lừa đảo. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

Bạn có thể tìm hiểu thêm tin tức bất động sản tại Centralreal.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Liên hệ

Nhận tư vấn

Vui lòng gửi thông tin bạn quan tâm về dòng sản phẩm của Central Real, tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn