Central Real

Hầm Thủ Thiêm và sự phát triển kinh tế Quận 2

11/09/2021 09:50 Sáng

Hầm Thủ Thiêm là công trình xây dựng cầu đường, hầm lớn của TP HCM. Công trình mở ra một cánh cửa, một trang sử mới và làm vực dậy và thúc đẩy nền kinh tế cho KĐT mới thủ thiêm Q2. Bài viết hôm nay của Central Real sẽ điểm lại quá trình phát triển và hình thành của siêu dự án mang tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

Hầm thủ Thiêm - Hầm bắc qua sông đầu tiên tại Đông Nam Á

Vị trí Hầm Thủ Thiêm ở đâu

Đường Hầm Thủ Thiêm được chính quyền thành phố thiết kế có nguồn gốc bắt đầu từ cầu Calmette kết nối giữa phía Thủ Thiêm, Q2 với Q1. Cửa hầm nằm bên Q1 nằm trên Đại lộ Võ Văn Kiệt, cửa hầm đầu bên kia nằm trên đại lộ Võ Chí Công của Q2. Nhà thầu chính đảm nhận trách nhiệm xây dựng và thi công chính là Obayashi Corporation. Đây là nhà thầu có quy mô và kinh nghiệm cao tại Nhật với rất nhiều các công trình xây dựng nổi tiếng và lớn trên thế giới.

Vị trí của Hầm Thủ Thiêm

Kiến trúc Hầm Thủ Thiêm

Thiết kế theo phong cách kiến trúc khoa học và hạn chế kẹt xe là những tiêu chí đánh giá hàng đầu khi bắt đầu thi công thiết kế và xây dựng Hầm Thủ Thiêm. Phía trong Hầm Thủ Thiêm được thiết kế và quy hoạch gồm 6 làn xe (2 x 3 x 3,5m) giúp cho việc di chuyển đi lại và thông thương giao thông dễ dàng, thuận tiện hơn. Hạn chế kẹt xe và ách tắc vào những giờ cao điểm. Tổng chiều dài của hầm Thủ Thiêm lên đến trên dưới 1.490m bắt đầu từ cầu Calmette phía Q1 chìm xuống dưới đáy sông Sài Gòn. Nối với đầu cầu phía Thủ Thiêm tại đầu đường T13.

Phối cảnh hầm Thủ Thiêm theo mặt cắt

Trong đó, lối vào hầm tại khu vực hai phía có thiết kế dạng chữ U với tổng chiều dài lên đến 400 m cho phần nhánh. Miệng hầm hai phía có chiều dài lên đến 720m và phần hầm dìm dài 370 m. Phần hầm dìm được quy hoạch chia thành 4 đốt, được thi công đúc riêng ở nơi khác, mỗi đốt có trọng lượng nặng 27.000 tấn. Độ dốc của hầm tối đa chỉ là 4%, đốt hầm được CĐT làm bằng bê tông cốt thép. Hầm nằm ngay phía dưới đáy sông cách mặt nước với khoảng cách 24 m. Mặt cắt ngang của hầm Thủ Thiêm rộng 33,3 m và có chiều cao 8.9m bề dày đáy và nắp rộng 1,5 m, bề dày vách hai bên 1m. Tốc độ xe lưu thông, di chuyển trong hầm đạt 60 km/giờ. Hầm có thể chịu được thiên tai động đất lên đến 6 độ Richter và có tuổi thọ 100 năm.

Để đảm bảo an ninh, an toàn trong hầm,CĐT đã sắp xếp và  37 cửa thoát hiểm và bố trí 49 camera kèm theo đó là rất nhiều hộp điện thoại gọi khẩn cấp. Nhân sự quản lý và vận hành hầm cũng được phân bổ và chia làm 3 ca, túc trực 24/24/7 không kể lễ, Tết. Mỗi năm, tổng chi phí duy trì, vận hành và bảo dưỡng  hầm lên đến khoảng 30 tỷ đồng.

Đường Hầm Thủ Thiêm

Quá trình xây dựng đường Hầm Thủ Thiêm

Tổng thời gian xây dựng, thi công và hoàn thiện đưa vào sử dụng Hầm Thủ Thiêm lên đến gần 3000 ngày. Cần đến trên dưới 1500 nhân sự tham gia thi công. Để mang đến một sản phẩm hoàn thiện và chất lượng tốt nhất. Hầm Thủ Thiêm đã được CĐT áp dụng hàng loạt các công nghệ  kĩ thuật hiện đại tiên tiến nhất mà Việt Nam chưa bao giờ sử dụng, chính xác đến từng giây. Quá trình xây dựng và thi công Hầm Thủ Thiêm còn có sự giám sát và theo dõi của các cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức trong trường đại học với mục đích theo sát diễn tiến.

Giải pháp thi công Hầm Thủ Thiêm

Khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng họ có thể viết giáo trình, sách về công nghệ đúc – dìm. Mà trước đây chỉ có thể dựa trên sách vở của các nước phương Tây. Để tiến hành thi công và xây dựng Hầm Thủ Thiêm, đáy sông Sài Gòn đã được CĐT nạo vét thành một con kênh. Toàn bộ giao thông đường thủy bị ngắt quãng để lắp đặt những khối bê tông tương đương với một tòa nhà 25 tầng có chiều dài suốt 22 km… Sau 3.000 ngày thi công và xây dựng, ước mơ kết nối 2 bên bờ sông của nhiều thế hệ, nhiều người dân đã thành hiện thực. Với sự ra đời và đưa vào hoạt động của hầm Thủ Thiêm – hầm dìm đầu tiên và cũng là hâm dìm dài nhất Đông Nam Á. 

Thi công xây dựng hầm Thủ Thiêm

Bước đầu tiên khi thi công và xây dựng hầm Thủ Thiêm đó là thi công và xây dựng đường dẫn 2 đầu bờ sông bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại. Gồm các vách tường chắn 2 bên, đường dẫn mặt đường có lối xuống lòng sông. Với 2 mặt cắt để có thể tiếp cận với các đốt hầm sẽ được dìm xuống sau này.

Đường Hầm Thủ Thiêm – Giao Thông Kết Nối Quận 1 với Quận 2

Điều này sẽ làm mất rất nhiều kinh phí và  thời gian. Bên cạnh đó, TP cũng đã cân nhắc kĩ lưỡng độ tĩnh không của cây cầu. Trong bối cảnh phải duy trì hoạt động khác trong khu vực. Các yếu tố về quốc phòng và an ninh. Còn nếu như xây cầu trên cao có thể đảm bảo cho cảng hoạt động tốt thì giá thành và chi phí không chênh lệch bao nhiêu. So với làm hầm nhưng phá vỡ cảnh quan, không gian khu trung tâm, làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Trong tương lai gần, TPHCM sẽ có rất nhiều kế hoạch xây cầu vượt sông Sài Gòn nối Q4, 7 với KĐT Thủ Thiêm. Chính vì vậy khu vực này cần phải sẵn sàng có một khoảng không thoáng đãng. Một đoạn sông không bị hạn chế và kìm hãm bởi tĩnh không cầu. 

Hầm Thủ Thiêm kết nối 2 quận là Quận 2 và Quận 1

Ngày 21/11/2011 hầm Thủ Thiêm được chính thức đưa vào sử dụng và khai thác. Do nằm dưới đáy sông ở độ sâu lên đến 30m, kết cấu kín. Nên công tác cứu hộ và đảm bảo sự an toàn cho người dân lưu thông di chuyển qua lại qua hầm là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, 10 xe đặc chủng, 90 lính cứu hỏa và tàu chữa cháy lúc nào cũng phải luôn túc trực ở gần hầm Thủ Thiêm để có thể đến ứng cứu nhanh nhất.

Những giá trị đường Hầm Thủ Thiêm mang lại

Hầm Thủ Thiêm là một phần nằm trong dự án xây dựng phát triển Đại Lộ Đông Tây. Sau khi kế hoạch xây dựng đã được chính thức thông qua, hầm Thủ Thiêm bắt tay vào xây dựng để có thể hoàn thành đưa vào sử dụng. Trải qua quá trình xây dựng lên đến 3000 ngày với hơn 1500 công nhân, đến ngày 20 tháng 11 năm 2011, buổi lễ thông hành và đưa vào sử dụng  hầm Thủ Thiêm đã được triển khai. 

Giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ Quận 2 sang Quận 1

Một trong những giá trị, lợi ích to lớn nhất mà Hầm Thủ Thiêm mang lại đó chính là giúp cho việc di chuyển. Những khu vực lân cận như Q9, Q7 cũng được khai thông hạn chế ách tắc cục bộ. Rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP về các tỉnh miền Đông lẫn miền Tây. Nhờ sự xuất hiện và có mặt của đường hầm Thủ Thiêm mà khu vực Q2 phát triển. Được nhiều nhà đầu tư BĐS chú ý hơn. Trong đó phải kể đến đó là dự án BĐS sinh lời cao Đảo Kim Cương.

Sức hút của hầm Thủ Thiêm đối với các nhà đầu tư bất động sản

Hầm Thủ Thiêm góp phần thúc đẩy và phát triển giao thông liên vùng và làm vực dậy giá trị  BĐS KĐT mới Thủ Thiêm và cả Q2, các dự án nhà phố, căn hộ của các ông lớn BĐS như: Hongkong land, Capitaland, Đại Quang Minh, Keppel Land, LOTTE, Novaland, SonKim land, … lần lượt được mở ra và triển khai mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt KĐT mới Thủ Thiêm cho đến thời điểm hiện tại:

Dưới đây là tổng hợp những dự án BĐS CHCC Q2 có vị trí nằm gần công trình giao thông trọng điểm này:

Dự án Empire City nằm ở khu vực trung tâm hành chính Q2 CĐT Tập Đoàn BĐS Keppel Land, Tiến Phước.

Thiết kế dự án Empire City

Dự án Eco Smart City của TĐ Lotte Hàn Quốc

Thiết kế dự án Eco Smart City

KĐT Sala nằm tại số 10 Mai Chí Thọ Q2 dự án đã hoàn thành các phân khu Sarina, Sarica, Sadora, Sarimi, …

Thiết kế dự án khu đô thị Sala

Hầm Thủ Thiêm được coi là điểm sáng nổi bật, là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành toàn mặt của Q2. Nơi đây sở hữu vị trí “đắc địa” bậc nhất thành phố và có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành một KĐT mới. Q2 trong tương lai sẽ là cầu nối của toàn bộ các quận huyện của thành phố…

Lời kết! Thông qua bài viết này quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về hầm Thủ Thiêm và BĐS khu vực lân cận. Để hiểu rõ được vị trí xung quanh cũng như những tiện ích xung quanh, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Liên hệ

Nhận tư vấn

Vui lòng gửi thông tin bạn quan tâm về dòng sản phẩm của Central Real, tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn