Để được cơ quan chính quyền cấp Sổ đỏ phải có đầy đủ đủ điều kiện. Vậy, có quy định về diện tích tối thiểu để cấp Sổ đỏ hay không, nếu có thì diện tích tối thiểu của các tỉnh thành tại Việt Nam là bao nhiêu? Tất cả sẽ được Central Real giải đáp trong bài viết dưới đây.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ hay còn có tên gọi quen thuộc của loại hồ sơ tài liệu pháp lý được người dân sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước Việt Nam ban hành. Trước kia, do không nằm trong luật lệ và quy định pháp luật nên Sổ đỏ được gọi thành nhiều cái tên: Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sổ đỏ hay còn có tên gọi quen thuộc của loại hồ sơ tài liệu pháp lý được người dân sử dụng
Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ là bao nhiêu?
Nếu không cập nhật thông tin kịp thời những thông tin mới nhất từ cơ quan Nhà nước, các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất sẽ rất dễ nhầm lẫn trước vấn đề này. Tùy thuộc vào những điều kiện quỹ đất trên từng địa phương thì cơ quan chức năng sẽ đưa ra hạn mức diện tích cấp sổ đỏ không giống nhau.
Dựa trên Điều 143 và Điều 144 LĐĐ 2013, UBND cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền quy định về hạn mức giao đất cho người sử dụng. Áp dụng cho điều khoản diện tích tối thiểu được tách thửa tách sổ đối với đất ở cả nông thôn hoặc thành phố. Như vậy, mỗi chính quyền địa phương có quyền quy định diện tích cấp sổ đỏ khác nhau. Khi nhận được yêu cầu cấp sổ từ nhân dân, UBND cấp tỉnh xem xét và đưa ra quyết định đúng đắn giao đất.
Trên một mảnh đất đã được cấp sổ đỏ, người sử dụng vẫn muốn chia mảnh đất đó thành hai hay nhiều mảnh đất. Thì diện tích các mảnh đất được chia sẽ phải bằng hoặc lớn hơn tổng diện tích đất tối thiểu do cơ quan Nhà nước quy định.
Trong trường hợp mảnh đất sau khi phân chia nhỏ hơn thì không được cấp Sổ đỏ. Nếu người sử dụng muốn nhận sổ đỏ của mảnh đất đó cần phải kết hợp với các mảnh đất khác để đảm bảo tổng diện tích lớn hơn diện tích tối thiểu được cấp sổ.

Bao nhiêu mét vuông thì được cấp Sổ đỏ
Điều kiện trong quy định diện tích cấp sổ đỏ
Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy bao gồm:
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất, sổ đỏ được Nhà nước cấp cho cá nhân sử dụng đất trước năm 1993.
- Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ được Nhà nước cấp tạm thời trước năm 1993. Hoặc người sử dụng đất đã tiến hành thực hiện đăng ký hồ sơ ruộng đất, sổ địa chính trước năm 1993.
- Sổ đỏ đối với căn nhà thừa kế, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà được tặng.
- Giấy tờ văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng được cơ quan chứng năng của UBND địa phương cấp.
- Giấy tờ văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân, người sử dụng được cơ quan chức năng trong chế độ xã hội cũ cấp.
- Người sử dụng đất cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ được cấp trước năm 1993 theo quy định Pháp luật.
Người sử dụng đất không có đầy đủ một trong các loại giấy tờ trong việc xử lý đính chính quyền sử dụng đất cần trải qua quá trình kiểm tra và thẩm duyệt của UBND cấp xã. UBND cấp xã sẽ kiểm tra và thẩm duyệt quá trình sử dụng đất ổn định, lâu dài, có tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Pháp luật.
Diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ tại 63 tỉnh thành

Mỗi tỉnh thành áp dụng hệ thống quy định khác nhau
- Diện tích đất tối thiểu để cấp sổ đỏ tại TP Hà Nội: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu tại TP Hồ Chí Minh: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu tại TP Đà Nẵng: 50m2
- Diện tích đất tối thiểu tại TP Hải Phòng: 50m2
- Diện tích đất tối thiểu tại TP Cần Thơ: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh An Giang: 35m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bạc Liêu: 25m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bắc Giang: 24m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bắc Kạn: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bắc Ninh: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bến Tre: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bình Dương: 60m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bình Định: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bình Phước: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Bình Thuận: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Cao Bằng: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Cà Mau: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Gia Lai: 45m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Hòa Bình: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Hà Giang: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Hà Nam: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Hà Tĩnh: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Hưng Yên: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Hải Dương: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Hậu Giang: 45m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Điện Biên: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Đắk Lắk: 20m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Đắk Nông: 55m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Đồng Nai: 60m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Đồng Tháp: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Khánh Hòa: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Kiên Giang: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Kon Tum: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Lai Châu: 80m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Long An: 45m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Lào Cai: 60m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Lâm Đồng: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Lạng Sơn: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Nam Định: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Nghệ An: 50m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Ninh Bình: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Ninh Thuận: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Phú Thọ: 50m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Phú Yên: 45m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Quảng Bình: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Quảng Nam: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Quảng Ngãi: 50m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Quảng Ninh: 45m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Quảng Trị: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Sóc Trăng: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Sơn La: 35m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Thanh Hóa: 50m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Thái Bình: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Thái Nguyên: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Thừa Thiên Huế: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Tiền Giang: 40m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Trà Vinh: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Tuyên Quang: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Tây Ninh: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Vĩnh Long: 36m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Vĩnh Phúc: 30m2
- Diện tích đất tối thiểu để có thể cấp sổ của tỉnh Yên Bái: 40m2
>> Xem thêm diện tích để được cấp sổ đỏ với căn hộ chung cư
Các trường hợp ngoại lệ
Đa số, khi người dân yêu cầu cấp sổ đỏ phải đảm bảo diện tích đất tối thiểu của từng loại đất nhưng có những trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ có các trường hợp ngoại lệ, cụ thể:

Những trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ có các trường hợp ngoại lệ
- Thửa đất đang sử dụng được tạo ra và hình thành từ trước ngày văn bản tài liệu quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa tách sổ có hiệu lực thi hành nếu mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì người đang sử dụng đất được cấp sổ đỏ.
- Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa tách sổ đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu và đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với những thửa đất khác liền kề để có thể tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu.
Lời kết! Thông qua bài viết này bạn đọc có hiểu rõ hơn, nắm được rõ hơn về diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ. Từ đó có thể có đầy đủ kiến thức về việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, từ đó dễ dàng trong việc xin pháp lý cho căn nhà của bạn. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
Bạn có thể tìm hiểu thêm tin tức bất động sản tại Centralreal.vn