Móng nhà có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thiết kế kiến trúc, nó quyết định đến sự vững chắc và bền vững của cả công trình. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều kết cấu và loại móng, nếu chọn loại móng nhà không phù hợp với đặc điểm địa chất sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn và khó lường. Do vậy trong bài viết này, Central Real sẽ chia sẻ đến các bạn những loại móng nhà phổ biến thường gặp và quy trình làm móng nhà. Nếu bạn đang có nhu cầu xây nhà thì đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây nhé.
Các loại móng phổ biến trong xây dựng nhà ở
Hiện nay, có 4 loại móng thường gặp và phổ biến trong các công trình nhà ở. Mỗi loại móng sẽ mang đến một quy trình làm móng khác nhau. Vì vậy bạn phải nắm được đặc điểm của từng loại để chọn đúng móng nhà.
Móng đơn
Loại móng hỗ trợ một cụm hoặc một cột kết hợp với nhau để chịu lực được gọi là móng đơn. Móng đơn trong xây dựng nhà ở thường được đặt dưới chân cột điện hoặc cột nhà.
Cấu trúc móng đơn có thể mềm hoặc cứng hoặc kết hợp. Khi nằm riêng lẻ trên mặt đất, móng đơn có nhiều kiểu như tròn, chữ nhật hay vuông. Khi sửa chữa hay cải tạo nhà nhỏ, móng đơn là giải pháp phù hợp và tiết kiệm nhất.
Móng băng
Có dạng độc lập, một dải dài hoặc cắt ngang để đỡ cột và tường được gọi là móng băng. Trong xây dựng nhà ở, móng băng thường sẽ được lựa chọn nhiều nhất vì nó dễ xây dựng, thi công và có độ lún đều.
Móng băng được tạo nên bằng cách đào móng xung quanh diện tích đất xây dựng. Khi cột và tường có cả hai hướng, móng băng sẽ có hình dáng bàn cờ trên mặt đất khi giao nhau.
Móng bè
Để giảm áp lực xây dựng và thi công móng bè sẽ được xây dưới toàn bộ kết cấu. Móng bè thường được sử dụng cho những địa điểm và khu vực có nền đất yếu.
Móng cọc
Truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất sâu bên dưới, lớp đá sỏi là móng cọc. Móng cọc được cấu tạo bởi những chiếc cọc.
Hướng dẫn cách tính chi phí làm móng nhà
Cách tính chi phí làm móng nhà về cơ bản sẽ phụ thuộc vào việc sẽ xây dựng loại móng nào và lựa chọn về vật liệu, hình dạng và kích thước, chiều sâu và rộng của móng. Dưới đây sẽ là cách tính chi phí của những loại móng phổ biến và thông dụng trong xây dựng:
Tính chi phí khi xây móng
- Móng băng 1 phương: 50% x diện tích mặt bằng x đơn giá thô
- Móng băng 2 phương: 70% x diện tích mặt bằng x đơn giá thô
- Móng cọc ép tải = (công ép: 290.000/m x số cọc x chiều dài) + (nhân công: 25.000.000 đồng) + ( hệ số: 0,2 x diện tích mặt bằng x đơn giá thô)
- Móng cọc khoan nhồi = (công: 490.000/m x số cọc x chiều dài) + ( hệ số: 0,2 x diện tích mặt bằng x đơn giá thô)
Thời gian làm móng nhà trong vòng bao lâu?
Làm móng nhà trong thời gian bao lâu, thời gian để hoàn thành móng nhà mất bao nhiêu ngày cũng là vấn đề chủ nhà cần quan tâm và lưu ý để tính đến tiến độ thi công phù hợp. Và đây cũng là yếu tố tác động đến độ bền chắc và kết cấu của nền móng và công trình nhà ở.
Thời gian làm móng nhà phụ thuộc vào:kè móng, diện tích, tiến độ xây gạch. Phương pháp làm móng nhà diện tích càng nhỏ, càng đơn giản, nhiều nhân công, không sử dụng bê tông sẽ dễ dàng thì thời gian thi công sẽ nhanh hơn
Tuy nhiên, đa phần sử dụng phương pháp làm móng nhà bằng bê tông cốt thép và ngoài thời gian chuẩn bị trước khi bắt đầu đổ móng bê tông thì còn cần có thời gian bảo dưỡng và chờ sau khi đổ móng để đảm bảo bê tông đã cứng đúng kỹ thuật trước khi tháo dỡ.
Thông thường theo tiến độ thực tế, mất khoảng 3 đến 4 tuần nếu là mùa hè và 5-6 tuần nếu là mùa đông để đảm bảo bê tông móng khô lại và đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy trình hoàn thiện móng nhà cho từng loại móng
Quy trình hoàn thiện móng đơn
Bước 1: Chuẩn bị
Cần dọn dẹp phần diện tích xây dựng, chuẩn bị máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng và nhân công trước khi thi công móng đơn.
Bước 2: Đóng cọc
Vị trí đóng cọc, khoảng cách và kích thước cọc sẽ được xác định dựa vào thông tin thiết kế. Độ lún đất phải được đảm bảo và lưu tâm đến nếu thi công trên nền đất có kết cấu yếu. Có thể gia cố đất nền bằng cọc tre, cừ tràm.
Bước 3: Đào hố móng
Đây là giai đoạn đào móng khi phần cọc đã được định vị cố định. Độ rộng và sâu của hố móng phải được kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo để chịu được tải trọng công trình.
Bước 4: Làm phẳng bề mặt móng
Bạn có thể dùng đất hoặc đá trải đều mặt phẳng sau đó dùng dầm máy, xe lu để làm phẳng bề mặt móng.
Bước 5: Đổ bê tông lót móng
Dưới giằng hoặc bê tông móng sẽ là lớp bê tông lót móng. Vai trò của lớp bê tông này là ngăn chặn tình trạng bay hơi, thoát hơi nước của lớp bê tông bên trên, đồng thời làm phẳng bề mặt mặt bằng.
Bước 6: Gia công cốt thép
Trước khi đưa vào thi công móng thép phải được thiết kế và kiểm tra kỹ lưỡng. Cần tuân theo thông tin kỹ thuật và thiết kế khi gia công để đảm bảo chất lượng cuối cho móng.
Bước 7: Đổ bê tông móng
Công việc quan trọng trước khi đổ bê tông móng là kiểm tra , đo đạc lại phần chân móng và trộn vữa. Nếu phần móng có nước đọng lại phải thực hiện các hành động để làm khô ráo trước khi đổ bê tông. Tỷ lệ đá, xi, cát và nước phải trộn đúng.
Bước 8: Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng
Bạn có thể tháo cốt pha móng và bảo dưỡng móng sau 1 đến 2 ngày. Có một số phương pháp bảo dưỡng như: giữ ẩm bằng bao bố, ni lông hoặc phun nước liên tục lên bề mặt bê tông để hạn chế việc thoát độ ẩm.
>> Xem thêm thông tin về dự án chung cư tại đây
Quy trình làm móng nhà băng
Bước 1: Chuẩn bị
Làm giống như móng đơn
Bước 2: Đào móng
Cần xác định trục và diện tích công trình trên mặt bằng khu đất đã được lấp và san phẳng dựa vào thông tin thiết kế, tiếp đến là đào móng theo trục. Dọn sạch sẽ khu vực.
Bước 3: Gia công cốt thép
Thép yêu cầu phải không bám bùn, không gỉ và sạch sẽ.
Bước 4: Đóng cốt pha
Giai đoạn đóng cốt pha cần được đảm bảo và chú trọng trước khi tiến hành đỏ bê tông. Ván khuôn phải đảm bảo không mục nát, các vị trí mối nối được gia cố bằng đinh.
Bước 5: Đổ bê tông
Giống như thi công móng đơn
Bước 6: Bảo dưỡng
Giống như thi công móng đơn
Quy trình làm móng bè
Bước 1: Chuẩn bị
Giống như móng đơn
Bước 2: Đào hố và xây tường móng
Diện tích đất như trong thông tin thiết kế quy định sẽ được đào hố móng. Giai đoạn tiếp theo đội thi công và xây dựng sẽ xây tường móng.
Bước 3: Đổ bê tông
Móng bè khi đổ bê tông sẽ thực hiện đổ theo lớp, độ dày mỗi lần đổ từ 20 đến 30cm. Lớp dưới bắt đầu khô và đông thì đổ lớp trên.
Bước 4: Bảo dưỡng
Giống như móng đơn
Quy trình làm móng cọc
Các bước làm móng mọc cũng giống như móng đơn và móng băng.
Lời kết! Thông qua bài viết này bạn đọc có hiểu rõ hơn, nắm được rõ hơn về quy trình làm móng nhà. Từ đó có thể lựa chọn được loại móng và quy trình làm móng nhà phù hợp cho công trình xây dựng nhà mình. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
Bạn có thể tìm hiểu thêm thị trường nhà hiện naytại Centralreal.vn