Để tiết kiệm được tối đa diện tích và không gian ngôi nhà của mình, rất nhiều người đã chọn giải pháp xây dựng và thiết kế phòng vệ sinh trong chính phòng ngủ của họ. Giải pháp này vừa giúp họ tiết kiệm diện tích lại thuận tiện cho việc đi lại vệ sinh cũng như tính riêng tư. Tuy nhiên, với cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ sao cho vừa sang trọng lại vừa đẹp và còn phù hợp về phong thủy và tính thẩm mỹ thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau Central Real sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc khi lựa chọn kiểu thiết kế này nhé
Tại sao phải tìm cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ?
Thiết kế một WC trong phòng ngủ hẳn là phương pháp giúp cho sinh hoạt thêm tiện lợi và đảm bảo tính riêng tư. Tuy nhiên, cũng không thiếu những suy nghĩ và ý kiến trái chiều khiến cho chúng ta băn khoăn. Điều này làm cho chúng ta thắc mắc tại sao phải tìm cách sắp xếp nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta cùng điểm qua các mặt lợi và hại khi lựa chọn phương án thiết kế và thi công tích hợp này.
Ưu điểm khi thiết kế WC tại phòng ngủ
+ Với các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ không đủ diện tích để xây công trình WC riêng biệt thì việc sử dụng một góc phòng ngủ để làm nhà vệ sinh là điều khá hợp lý.
+ Bố trí WC trong phòng ngủ đem đến sự hữu ích khi sử dụng hàng ngày. Điều này hợp lý cho mọi trường hợp, dù nhà bạn chỉ là nhà cấp 4 có diện tích hạn chế hay là biệt thự rộng rãi.
+ Tích hợp WC và phòng ngủ cũng được xem là biện pháp thiết kế và thi công tiết kiệm hơn cho bạn.
Nhược điểm
+ Nhà vệ sinh là nơi tích tụ âm khí và những chất thải. Ngược lại, phòng ngủ yêu cầu sự lành mạnh, trong sạch cần nhiều sinh khí. Sự đối xứng này mang đến không ít suy nghĩ và băn khoăn cho các hộ gia đình khi cân nhắc.
+ Nếu nhà vệ sinh không sạch sẽ dễ dẫn hiện tượng bốc mùi.
+ Thiết kế WC có thể gây chập cháy điện do nước nhà vệ sinh khiến xung quanh luôn ẩm ướt.
Đây chính là những nguyên do làm cho chúng ta phải tìm cách sắp xếp nhà vệ sinh trong phòng ngủ sao cho hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng sinh hoạt hàng ngày lại vừa tiện lợi và hợp phong thủy.
Diện tích nhà vệ sinh hợp lý
+ Nhà vệ sinh nhỏ thường có diện tích <2m2.
+ Nhà vệ sinh trung bình trở lên có diện tích 2 – 4m2
+ Nếu nhà vệ sinh diện tích lớn, ngoài việc lắp đặt thiết bị vệ sinh như lavabo hay bồn cầu có thể thiết kế thêm cây tắm đứng 2 – 3m. Bạn cũng có thể lắp thêm vách kính để ngăn giữa khu vực tắm rửa với khu vực vệ sinh.
Cấu trúc nhà vệ sinh
Ngoài việc phải hài hòa về diện tích sao cho phù hợp. Khi tìm hiểu cách sắp xếp nhà vệ sinh trong phòng ngủ, chúng ta còn phải lưu ý đến cấu trúc của phòng vệ sinh. Thông thường, chúng sẽ gồm có 3 khu vực:
+ Bồn lavabo
+ Bồn cầu
+ Khu vực tắm rửa: có thể là vòi sen hoặc cây sen đứng tùy thuộc vào diện tích và nhu cầu.
7 lưu ý khi thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh tại phòng ngủ đúng cách
Không đặt cửa ra vào phòng ngủ hay giường ngủ đối diện với cửa nhà vệ sinh
Phòng ngủ là không gian mang và tạo sinh khí lớn nhất trong phong thủy căn nhà. Do vậy việc đặt WC trong phòng ngủ cũng phải đảm bảo các yêu cầu về phong thủy phù hợp, chú ý:
- Cửa chính ngôi nhà, là nơi thu hút tài lộc và vận may vào ngôi nhà, nên tránh khí ô nhiễm và độc hại vào trực tiếp nhà. Do vậy không đặt cửa WC trực tiếp đối diện với cửa ra vào phòng ngủ.
- Giường ngủ là nơi để đảm bảo, là nơi tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của gia chủ, nếu có khí ô nhiễm hay mùi ẩm mốc ở đây sẽ ảnh hưởng tới sự sinh khí cho phòng ngủ, gây tác động và ảnh hưởng đến sức khỏe chủ nhà. Do vậy cũng không được đặt cửa WC đối diện giường ngủ trong căn hộ chung cư.
Đảm bảo sàn nhà vệ sinh phải an toàn, sạch sẽ và thoáng
Vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên nhà vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng. Nếu không vệ sinh hằng ngày thì WC sẽ là môi trường cho các mầm mống bệnh tật phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chủ nhà. Nhà vệ sinh an toàn và sạch sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh, giúp bạn yên tâm hơn.
Tránh bố trí WC ở trung tâm căn phòng
Với mỗi căn phòng, trung tâm chính giữa căn phòng được coi là vô cùng quan trọng như trái tim của con người vậy. Nếu nơi quan trọng như vậy mà ta lại thiết kế nhà vệ sinh thì sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan, ảnh hưởng đến sinh khí của cả nhà
Tránh việc gộp chung WC, phòng tắm và lavabo rửa mặt
Khi muốn tiết kiệm diện tích bạn thường sẽ gộp chung 3 khu vực lại làm: nhà tắm, bồn rửa và bồn cầu. Tuy nhiên nó sẽ làm cho không gian phòng WC bị cảm giác không thoải mái và bí bách. Bạn có thể sử dụng vách ngăn để hạn chế tối đa các ảnh hưởng từ việc gộp chung các khu vực lại.
Chọn độ dốc của bồn cầu
Để đảm bảo hạn chế vấn đề tắc nghẽn bồn cầu, mang lại sự trôi chảy việc cấp thoát nước thì việc lựa chọn độ dốc của bồn cầu là điều rất quan trọng
Chú ý hướng của bồn cầu
Theo phong thủy, bồn cầu là nơi tập trung khí ô uế nên phải lựa chọn hướng sao cho hợp lý:
- Đặt ở nơi kín đáo
- Không đặt ngay trên trục bếp nấu ăn
- Đặt vuông góc với cửa toilet
- Không đặt bồn cầu theo hướng của căn nhà
Các hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc là các hướng không được đặt nhà vệ sinh
Là nơi chứa khí thải ô nhiễm, WC sẽ phải xây dựng theo điều xấu đến tốt theo nguyên tắc phong thủy. Đặc biệt với 2 hướng Đông Bắc và Tây Nam sẽ bị khác với tính thủy của nhà vệ sinh. Nếu đặt hướng này sẽ ảnh hưởng tới mệnh và sức khỏe của chủ nhà. Ngoài ra cũng nên tránh các hướng mệnh hỏa như Hướng Nam.
Qua bài viết trên về các vấn đề về cửa phòng ngủ đối diện cửa chính và cách khắc phục. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin và đặc điểm bổ ích về những điều lưu ý, các cách hóa giải. Mong rằng bạn có thể ứng dụng tốt để không bị những vấn đề xấu trái phong thủy xảy ra.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Thông tin thị trường nhà đất tại Centralreal.vn