Khởi công xây dựng cầu Cát Lái không chỉ giúp cho người dân khu vực này thoát khỏi cảnh “qua sông mà lụy phà”. Nó còn có thể làm giảm thiểu ùn tắc, giãn cách dân và biến huyện Nhơn Trạch thành một khu vực ngoại ô của TP HCM, làm đòn bẩy cho bất động sản khu vực phát triển. Hãy cùng Central Real tham khảo một vài thông tin cũng như ý nghĩa quan trọng của cầu Cát Lái đến khu vực lân cận nhé!
Xây dựng cầu Cát Lái mang một ý nghĩa quan trọng đến khu vực lân cận
Không chỉ giúp người dân cư khu vực 2 bên sông thoát cảnh “qua sông lụy phà”, cầu Cát Lái được cho là sẽ giúp giảm tải ùn tắc, giãn dân và trực tiếp biến Nhơn Trạch thành khu vực ngoại ô của TP HCM
Thực trạng từ nhiều năm nay, người dân sinh sống ở huyện Nhơn Trạch đã và đang làm việc tại Q9 phải thức dậy từ rất sớm vì sợ tắc nghẽn và kẹt phà. Đoạn sông chỉ có chiều rộng ngắn thôi nhưng thời gian người dân chờ phà rất lâu, đặc biệt là những dịp cuối tuần hay lễ Tết thì tình trạng tắc nghẽn, đông đúc, quá tải diễn ra thường xuyên như cơm bữa. Nếu dự án khởi công xây dựng cầu Cát Lái thì từ Nhơn Trạch di chuyển qua Q2 chỉ còn 2 đến 7 phút chạy xe máy.
Hiện tại lưu lượng xe di chuyển từ Nhơn Trạch thông qua phà Cát Lái để có thể đến TP HCM và ngược lại khá đông đảo đến rất lớn. Vì vậy, cầu sẽ mang một ý nghĩa về mặt giao thông quan trọng, nhất là giao thông liên kết và đối ngoại của TP HCM, giúp việc nối kết và thông thương giữa thành phố với Đồng Nai và cả Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong tương lai khi hạ tầng giao thông có thêm các tuyến cao tốc và đường vành đai mới thì những cây cầu còn có tác dụng kết nối với những công trình đó lại với nhau.
Cầu Cát Lái sẽ là sự kết nối mang tính chất tuyệt vời về hạ tầng giao thông giữa TP HCM với Đồng Nai và cả Bà Rịa – Vũng Tàu, giúp đường đi, di chuyển từ Sài Gòn về Vũng Tàu giảm được một khoảng di chuyển hơn chục cây số mà không phải mất thời gian dài chờ đợi phà như trước đây.
Bước đột phá phát triển kinh tế và giá trị BĐS của khu vực xung quanh cầu Cát Lái
Không chỉ giải quyết những khó khăn, vấn đề về giao thông, kết nối, khởi công xây dựng cầu Cát Lái có vai trò đặc biệt quan trọng tạo ra bước đột phá trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai và cũng như TP.HCM, nhất là việc nó sẽ thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực trọng điểm vùng như công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hiện cả hai địa phương đều đang có thế mạnh. Đồng thời BĐS ở cả Khu Đông Sài Gòn và khu vực huyện Nhơn Trạch Đồng Nai luôn nằm trong tầm ngắm, định hướng của giới đầu tư và giá không ngừng tăng.
Trong khi giá nhà đất, giá BĐS ở những khu vực có hạ tầng giao thông phát triển sẽ có sự gia tăng khá cao, thì giá đất, giá BĐS quanh khu vực phà Cát Lái còn khá mềm hay không nói là thấp, do khu vực này đang bị gò bó và bó buộc bởi sự quá tải của hạ tầng giao thông. Vì vậy, khởi công xây dựng cầu Cát Lái, hạ tầng giao thông khai thông thì huyện Nhơn Trạch sẽ là khu vực chắc chắn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Quy hoạch hướng đi và di chuyển
❖ Hướng tuyến cầu cụ thể và chính xác khi thực hiện việc thi công và xây dựng cầu Cát Lái được cơ quan chức năng xác định có điểm bắt đầu tại giao cắt với đường vành đai 2 tại khu vực cầu Kỳ Hà 4 và 3. Tuyến đi dọc theo trục hành lang xanh của kênh rạch Ngọn Ngay và vượt ngang sông Đồng Nai sang bên huyện Nhơn Trạch.
❖ Sau khi cầu sang đến phía Đồng Nai, tuyến cầu đi qua khu vực nằm trên đất nông nghiệp thuộc các xã Phú Hữu, Phú Đông và sau đó cắt qua đường tỉnh lộ 25C, kết nối với tuyến đường cao tốc Bến Lức đi Long Thành tại điểm kết cuối dự án.
Đơn vị tư vấn cũng đã có những kiến nghị thực hiện việc đầu tư cho việc đồng bộ toàn tuyến bao gồm cả 2 dự án bên lề thành phần để có thể đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Giải pháp giải phóng mặt bằng và đền bù cho dự án
Theo CTY CP Tư vấn và thiết kế cơ sở hạ tầng GTVT, đơn vị thực hiện tư vấn thiết kế cho dự án xây dựng cầu Cát Lái kết nối TP.Thủ Đức (Tp.HCM) với huyện Nhơn Trạch. Để đảm bảo việc thực hiện việc thi công đối với việc xây dựng cầu Cát Lái cần phải đảm bảo thực hiện các công tác đền bù và giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích đất quy hoạch lên đến 40ha tại 2 địa phương nằm trong dự án là Đồng Nai và TP.HCM.
Cụ thể, phương án giải phóng và đền bù cho đất dự án cầu Cát Lái được cơ quan chức năng đề xuất như sau:
❖ Đối với dự án nằm trong thành phần 1: diện tích đất sử dụng và chiếm dụng của dự án lên đến hơn 16ha. Trong đó, phần diện tích trên địa bàn TP.HCM là khoảng 5,6 ha, phần diện tích trên địa bàn Đồng Nai là hơn 10,5 ha.
❖ Đối với dự án nằm trong thành phần 2: diện tích đất sử dụng và chiếm dụng của dự án lên đến gần 24ha.
Tiến độ dự án xây dựng cầu Cát Lái
UBND tỉnh Đồng Nai vừa chính thức được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đồng ý giao cho là cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc triển khai thông công và khởi công xây dựng cầu Cát Lái để có thể thay thế cho phà Cát Lái thời điểm hiện tại với tổng chiều dài lên đến 3.782 m, với tổng vốn đầu tư lên đến 7.200 tỷ, kết nối 2 quận huyện là huyện Nhơn Trạch với Q2, TP HCM (đường Nguyễn Thị Định – Q2, TPHCM & đường Lý Thái Tổ – Nhơn Trạch, Đồng Nai)
Dự kiến dự án cầu sẽ được khởi công năm 2021, cầu Cát Lái chính là Cầu dây văng bắc ngang qua Sông Soài Rạp có phần cầu chính có chiều dài 650m, chiều rộng 37,7 m quy hoạch gồm 6 làn cơ giới và 3 làn cho xe thô sơ, lề đi bộ mỗi bên 1,5 m.
Dự án xây dựng cầu Cát Lái được các cơ quan chức năng kiến nghị tách thành 3 giai đoạn bởi công trình có tổng mức kinh phí đầu tư tương đối lớn. Phần đường dẫn phía Q2 có chiều dài lên đến 623 m sẽ do TP HCM thực hiện theo hình thức xây dựng và chuyển giao (BT). Phần đường dẫn tương tự đối với phía Nhơn Trạch, và phần thân cầu chính sẽ do phía Đồng Nai đảm nhiệm.
Nếu việc triển khai thi công và xây dựng phần cầu chính theo hình thức BOT không khả thi và tối ưu sẽ tính toán để có thể làm theo phương án BOT kết hợp BT, dự kiến dự án sẽ sử dụng quỹ đất trên địa bàn quy hoạch của tỉnh này. Chính phủ cũng đã yêu cầu tỉnh Đồng Nai phối hợp đầy đủ và chặt chẽ với TP HCM để có thể triển khai dự án hoàn thành đúng hính thức và quy định về đầu tư và các hạng mục công trình.
Điểm bắt đầu của cây Cầu Cát Lái kết nối với nút giao chính Mỹ Thủy (Q2, TP HCM) và điểm cuối nằm về phía Đồng Nai cách bến phà hiện tại với chiều dài khoảng cách 1,2 km thuộc địa phận của xã Phú Hữu, KĐT Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Về hướng của tuyến cầu, công trình chạy dọc theo trục đường Nguyễn Thị Định đến khoảng vị trí đầu đường nội bộ số 21 sau đó rẽ phải vượt qua sông Đồng Nai, hướng về tuyến đường Lý Thái Tổ của KĐT Nhơn Trạch, sau đó sẽ tiếp tục rẽ trái kết nối với tuyến đường Lý Thái Tổ.
Lời kết! Thông qua bài viết này quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về Cầu Cát Lái và BĐS khu vực lân cận. Để hiểu rõ được vị trí xung quanh cũng như những tiện ích xung quanh, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.