Central Real

Cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ cạnh tranh ngang với Singapore

24/10/2021 09:38 Sáng

Cảng Cái Mép – Thị Vải đã được giới chuyên gia BĐS cân nhắc và đánh giá là một cảng hiện đại, có sự đầu tư chỉn chu, đồng bộ và có vị trí địa lý bậc nhất ở Đông Nam Á 

Cảng Cái Mép - Thị Vải

Cảng Cái Mép – Thị Vải

Không chỉ là giải pháp giải quyết bài toán về vận tải biển của Việt Nam, mà việc hình thành trục vận tải từ Cái Mép đến châu Mỹ, Âu còn là bước đầu để thu hút các hàng trung chuyển quốc tế. Từ đó đưa càng quốc tế Cái Mép – Thị Vải tham gia vào hệ thống lớn các cảng trung chuyển trong khu vực và cả trên thế giới. Hãy cùng Central Real tìm hiểu về cảng Quốc tế này nhé!

Giới thiệu về cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải

Cảng Thị Vải – Cái Mép là cụm cảng biển sâu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, ngay tại cửa S.Thị Vải và S.Cái Mép. Cảng Quốc tế Cái Mép được thiết kế để có thể tiếp nhận được các tàu container có trọng tải  vô cùng lớn lên đến 80.000 DWT và công suất thông qua là 600-700 nghìn TEU trong mỗi năm. Công suất cảng đạt được là 1,6-2 triệu tấn một năm. 

Theo Cục Hàng hải tại Việt Nam, lượng hàng hóa được thông qua tại các cảng biển trong khu vực Cái Mép – Thị Vải dự kiến đã chiếm ít nhất là 50% tổng số lượng hàng hóa được qua các cảng biển của cả nước. Cảng đã được giới chuyên gia đánh giá là một cảng hiện đại, có sự đầu tư đồng bộ và có vị trí địa lý bậc nhất ở Đông Nam Á.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Cảng Cái Mép – Thị Vải

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng ủng hộ việc nạo vét luồng sông và kết nối giao thông cho cụm cảng quốc tế cạnh tranh ngang hàng với Singapore.

Thủ tướng đã đưa ra quan điểm như trên sau khi đến kiểm tra tình hình thực tế ở tại cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải vào ngày 20/3.

Thủ tướng chính phủ đến thăm Cảng Cái Mép - Thị Vải

Thủ tướng chính phủ đến thăm Cảng Cái Mép – Thị Vải

Ông Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ĐNB phát triển là nhờ có cảng. Riêng năm 2020, cảng biển ở đây có gần 113 triệu tấn hàng hoá ra vào, chiếm 16% tổng hàng hóa cả nước và chiếm 34% tổng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam. 

Thủ tướng đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho các bộ ngành và chính quyền địa phương có các biện pháp hợp lý để đẩy mạnh phát triển các hệ thống cảng biển và chuỗi cung ứng logistic.

Báo cáo với Thủ tướng thì ông Nguyễn Văn Thọ đã cho biết địa phương có kết nối với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam và cả miền Tây Nam Bộ bằng quốc lộ 51 là duy nhất. Nhưng hiện tại, con đường này đang quá tải, luôn chịu ách tắc giao thông, ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển tới cụm cảng quốc tế.

Ông Thọ đã đề xuất cần phải đầu tư vào các dự án có tính kết nối có lợi cho việc vận chuyển hàng hóa như tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, hay đường vành đai 4 và các nút khác ở trên quốc lộ 51… và việc làm này là vô cùng cần thiết và “hết sức cấp bách”.

Một số ý kiến khác đã đề xuất việc nạo vét luồng sông, tăng thêm độ sâu xuống âm 15,5 m để có thể đón các tàu lớn hơn;ngoài ra vẫn phải tiếp tục triển khai kết nối giao thông, kết nối giữa đường bộ với cao tốc.

Thủ tướng đã nhất trí ưu tiên nạo vét luồng sông cho các tàu lớn có thể ra vào một cách thuận tiện. Ông cũng ủng hộ cho việc đầu tư vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng như cầu Phước An.

Các hoạt động chính tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải 

Do cảng tại TP.Hồ Chí Minh chỉ tiếp nhận các cỡ tàu lớn nhất có sức chở lớn hơn 3 nghìn TEU, vì vậy nên hầu hết các container xuất nhập khẩu trong khu vực vẫn phải trung chuyển đến cảng trung chuyển các nước trong khu vực. Điều này đã làm cho mỗi một TEU container khi đem đi xuất khẩu sẽ tốn thêm gần 200 USD cho chi phí bốc xếp hàng, chuyển tải lại tại các bến cảng của nước khác.

Nếu trung tâm trung chuyển quốc tế được hình thành, hàng hóa xuất khẩu sẽ có thể đi trực tiếp các thị trường xa, thì ít nhất 29% khối lượng các container xuất nhập khẩu nhóm cảng số 5 sẽ không cần trung chuyển qua các cảng tại Singapore hay Hongkong.

Không chỉ là phương án giải quyết bài toán về hàng vận tải biển đi xa của Việt Nam, mà việc hình thành tuyến vận tải từ Cái Mép đến châu Âu và Mỹ còn là bước đầu để thu hút các hàng trung chuyển quốc tế. Từ đó đưa cảng quốc tếtham gia vào mạng lưới lớn các cảng trung chuyển trong khu vực và cả trên thế giới. Đây là một lợi ích vô cùng lớn không chỉ là của kinh tế trong khu vực ĐNB mà là cả ở tầm quốc gia.

Tàu hàng kỷ lục cập bến Cảng Cái Mép

Chiều 22 tháng 3, tàu MSC Auriga cập đến cảng SSIT tại cụm cảng. Tàu này đã xếp dỡ > 15.000 Teus – kỷ lục của các tàu nước ngoài vào Việt Nam.

Tàu này dài tới 366 mét và có trọng tải xấp xỉ 160 nghìn tấn và chở được tới 15 nghìn Teus trong đó 1 Teu tương ứng với 1 container 20 feet. 

Lời kết! Thông qua bài viết này quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về tình trạng Cảng Cái Mép – Thị Vải và lợi ích của nó đến khu vực lân cận. Để hiểu rõ được vị trí xung quanh cũng như những tiện ích xung quanh, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Liên hệ

Nhận tư vấn

Vui lòng gửi thông tin bạn quan tâm về dòng sản phẩm của Central Real, tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn